Chào mừng đến với SAVETO VIỆT NAM

Xử lý khi gạch lát sàn vỡ

Vì sao những viên gạch trong nhà bạn lại bị vỡ? Điều đó không những ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của căn nhà, mà chúng còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khôn lường cho người sử dụng. Việc sửa chữa chúng là điều cần thiết, nhưng để bắt đầu sửa như thế nào thì bạn lại đang băn khoăn phải không? Đầu tiên hãy tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến viếc gạch vỡ nhé!

5 Nguyên nhân khiến gạch lát sàn bị vỡ

Gạch lát sàn bị vỡ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, như các viên gạch xô vào nhau, vật nặng đè lên…Tình trạng này có thể xảy ra ở  một vài viên gạch hoặc chạy dài trong toàn bộ nền nhà. Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản có thể bạn đang gặp phải:

– Do nền nhà bị sụt lún qua thời gian dài sử dụng

Một tòa nhà khi đã có tuổi thọ cao, sẽ có xu hướng bị sụt lún, bong tróc, các viên gạch có thể bị xô đẩy dẫn đến tình trạng vỡ gạch.

Một nguyên nhân nữa đó là các nhà lân cận đang trong quá trình thi công, khiến cho nền đất bị rung chuyển, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tới việc những viên gạch bị vỡ.

– Do xây dựng không đúng kĩ thuật

Trong quá trình xây dựng, các thợ xây có thể không để í đến việc trộn đều xi măng giữa các vùng của viên gạch. Điều này khiến cho mặt sàn sẽ tạo ra những khoảng hở, khi di chuyển nhiều dẫn tới việc gạch bị vỡ ra

– Do khoảng cách giữa các viên gạch quá hẹp

Trong quá trình thi công, có thể không để í tới khoảng cách giữa các viên gạch, khiến chúng quá gần nhau. Tới một lúc nào đó, khi gạch dãn nở ra sẽ có hiện tượng xô vào nhau và làm vỡ gạch.

– Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc gạch bị vỡ. khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, chúng khiến cho lớp xi măng và gạch bị giãn nở, gây ra tình trạng không có không gian thở cho các viên gạch. Từ đó gạch bị vỡ là điều khó tránh khỏi.

Trên đây là 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vỡ gạch lát sàn. Chúng sẽ để lại hậu quả gì khi không sử lí kịp thời?. Hãy đọc tiếp nhé

– Do tỉ lệ nguyên vật liệu khi trôn không hợp lí

Đây là nguyên nhân xuất phát từ thợ thi công, khi họ trộn cát và xi măng không đều. Cho tỉ lệ cát nhiều hơn dẫn đến tình trạng gạch không bám được vào mặt sàn. Sau thời gian sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng gạch bị bong lên và vỡ.

Những nguy hiểm khi gạch lát sàn bị vỡ

Việc sàn nhà bị vỡ gạch không đơn thuần chỉ là mất tính thẩm mĩ, chúng còn ẩn chứa những nguy hiểm khó đoán như:

– Làm nơi trú ẩn của côn trùng

Khi gạch lát sàn bị vỡ sẽ tạo ra những khoảng trống, chúng là nơi lí tưởng để những lũ con trùng tìm tới trú ẩn, gây ra sự mất vệ sinh và mùi hôi khó chịu

– Gây ra tình trạng đọng nước

Trong quá trình sinh hoạt, không tránh khỏi việc nước bị tràn ra ngoài, nếu như những viên gạch vỡ còn nằm ở những vị trí như phòng tắm thì lại càng nguy hiểm hơn. Nước có thể tràn vào những khe hở và đọng lại ở đó, làm nơi lưu trú cho muỗi và côn trùng, lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh.

– Gây tổn thương cho người dùng

Việc gạch vỡ sẽ tạo ra những miếng gạch nhỏ có cạnh khá sắc, nếu như không để í, bạn có thể bị đứt chân, tay, hoặc nguy hiểm hơn thế nữa.

Đó là những hậu quả có thể xảy ra bạn cần lưu ý, vậy để khắc phục việc đó, chúng ta cần phải xử lí như thế nào?

Cách xử lý gạch lát sàn bị vỡ

Việc tự sửa gạch bị vỡ tại nhà không khó như bạn nghĩ, dưới đây là các bước xử lí :

Trường hợp gạch lát sàn bị vỡ hẵn

Bước 1: Kiểm tra và xác đinh các viên gạch bị vỡ, đồng thời kiểm tra xung quanh xem còn viên gạch nào khác cũng bị hay không.

Bước 2: Sử dụng máy cắt, cắt theo đường mạch xung quanh các viên gạch bị rộp.

Bước 3: Sử dụng dụng cụ đục toàn bộ các vị trí gạch đã bị ộp. Chú ý đục sâu xuống nền vữa cũ từ 3 đến 5 cm.

Bước 4: Trộn vữa mác 50 và cán nền cho bằng phẳng với nền của các viên gạch cũ.

Bước 5: Hòa thêm nước xi măng đổ lên trên nền vữa sau đó tiến hành thi công ốp lát gạch.

Bước 6: Vệ sinh toàn bộ vị trí vừa thi công sau đó trét mạch. Bạn có thể sử dụng keo epoxy Saveto để mạch gạch được chắt chắn và đẹp hơn.

Trường hợp gạch lát sàn bị phồng lên khỏi mặt sàn

Bước 1: Kiểm tra và xác đinh các viên gạch bị vỡ, đồng thời kiểm tra xung quanh xem còn viên gạch nào khác cũng bị hay không.

Bước 2: Sử dụng máy khoan có kích thước nhỏ nhất, khoan trực tiếp vào các viên gạch bị phồng với độ sâu khoảng 1.5cm.

Bước 3: Sử dụng bơm hơi để thổi sạch những bụi bẩn, vữa còn đọng lại dưới lớp gạch

Bước 4: Bơm hóa chất vào các lỗ các viên gạch vừa khoan

Bước 5: Chờ cho hóa chất khô lại và dùng xi măng có chét lại phần vừa khoan để tạo tính thẩm mĩ

Bước 6: Vệ sinh toàn bộ vị trí vừa thi công.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến việc xử lí gạch lát sàn bị vỡ. Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn trong việc sửa chữa nhà mình nhé!

 

 

.
.
.
.
Scroll to Top