Ưu điểm và hướng dẫn cách dán gạch lên nền nhà cũ

Cải tạo nền nhà khi có dấu hiệu xuống cấp là rất cần thiết. Trong đó, dán gạch lên nền nhà cũ là phương án tối ưu vừa tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công mà vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Saveto Việt Nam tìm hiểu về cách ốp gạch lên nền nhà cũ chuẩn kỹ thuật nhằm mang lại chất lượng, tính thẩm mỹ cho công trình.

Những ưu điểm của phương pháp dán gạch lên nền nhà cũ

Dán gạch lên nền nhà cũ là phương án được nhiều người lựa chọn khi cải tạo nền nhà mà không phải thay mới hoàn toàn vì mang lại những ưu điểm nổi bật sau:

Tạo không gian mới, thoải mái

Có nhiều mẫu gạch lát nền được cập nhật thường xuyên theo xu hướng. Vì thế, bạn dễ dàng làm mới không gian với loại gạch phù hợp với nội thất cũng như theo sở thích.

Tăng độ thẩm mỹ

Những vết trầy xước, xỉn màu nền gạch là dấu hiệu xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng. Điều này sẽ làm mất thẩm mỹ cho toàn bộ không gian ngôi nhà của bạn. Vì thế, việc thay thế bằng những mẫu gạch hiện đại, đẹp mắt sẽ giúp không gian sang trọng, đẹp mắt và thu hút hơn.

Dễ dàng vệ sinh

Việc vệ sinh nền gạch mới thi công thường sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn mà không mất quá nhiều thời gian. Do đó, sau khi dán gạch lên nền nhà cũ, bạn hãy thường xuyên làm sạch để không gian luôn sáng bóng và sạch sẽ.

Tối ưu chi phí

Thi công dán gạch trên nền cũ khá đơn giản và không phải thực hiện quá nhiều công việc. Nhờ đó, tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian so với thay mới hoàn toàn.

Những lưu ý trước khi thi công cải tạo nền nhà

Để quá trình thi công cải tạo nền nhà được thuận tiện và hiệu quả, các bạn cần lưu ý những vấn đề trước khi thực hiện như sau:

Đối với nền sàn bê tông

Thận trọng khi đánh giá hiện trạng nền nhà cũ. Đối với những vị trí xuống cấp trầm trọng thì cần xử lý nguyên nhân rồi mới tiến hành dán gạch.

Đối với nền sàn nhà lắp ghép

Sàn nhà lắp ghép chủ yếu được làm từ các loại vật liệu nhẹ như: Tấm EPS, ALC,… Vì thế, cần tính toán đến khả năng chịu tải và xác định kết cấu nền nhà trước khi dán gạch.

Chú ý đến cao độ hoàn thiện của nền nhà cũ

Dán thêm một lớp gạch mới có thể làm thay đổi cao độ của mặt sàn. Do đó, bạn hãy tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo các hạng mục cũ vẫn sử dụng tốt như: Nội thất, cửa ra vào,…

Đối với nền nhà cũ dán vinyl

Thi công nền nhà cũ dán vinyl rất khó thực hiện. Giải pháp trong trường hợp này đó là lát một lớp nền bê tông mỏng lên trên rồi mới dán nền gạch mới.

Hướng dẫn cách lát gạch lên nền nhà cũ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao

Để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và độ bền cần dán gạch lên nền nhà cũ đúng kỹ thuật. Dưới đây các hướng dẫn chi tiết để các bạn tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu trước khi thi công

  • Chất tẩy rửa
  • Bay răng cưa
  • Máy cắt gạch
  • Giấy nhám
  • Gạch lát nền
  • Keo chít mạch Saveto
  • Búa cao su
  • Bút nhớ

Bước 2: Tiến hành đo và kiểm tra nền gạch

Đo đạc chuẩn xác kích thước của nền nhà cũ sẽ giúp dự trù số lượng gạch phù hợp. Lấy trục tim của cửa ra vào để đo các kích thước cụ thể. Sau khi thực hiện xong dùng bút nhớ đánh dấu lại.

Bước 3: Tiến hành cắt và mài gạch

Dùng máy cắt ở các vị trí đầu, cuối và góc sàn. Có thể cắt tay nếu không có máy nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Sau đó dùng giấy nhám làm phẳng các vị trí gồ ghề.

Bước 4: Sử dụng keo dán gạch lát nền

Trộn keo và trét nền nhà theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi dán gạch lên nền nhà cũ, tuyệt đối không dùng vữa hoặc xi măng vì khả năng liên kết bề mặt rất kém. 

Bước 5: Thực hiện thi công dán gạch lên nền nhà

Trải keo vừa trộn ra nền nhà, sau đó đặt gạch lên trên. Viên đầu tiên sẽ được đặt ở giữa đường tim trục, sau đó lát khắp nền nhà. Dùng búa gõ nhẹ để tạo sự liên kết giữa gạch với keo. Có thể đặt miếng ke ở giữa các khe gạch để tạo sự đồng đều và bằng phẳng.

Dán gạch lên nền nhà cũ
Dán gạch lên nền nhà cũ

Bước 6: Tiến hành chít mạch gạch bằng keo Saveto

Lát gạch nền xong sẽ có khoảng hở giữa những viên gạch. Lúc này, bạn hãy sử dụng keo Saveto chít mạch để lấp đầy các khoảng này và đảm bảo khả năng chống thấm, kháng khuẩn, bụi bẩn hiệu quả cho toàn bộ nền nhà. Tùy theo màu sắc của nền gạch để cân nhắc lựa chọn màu keo phù hợp nhằm đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Bước 7: Hoàn thiện và kiểm tra công trình

Tiến hành kiểm tra công trình để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Nếu không có gì phát sinh thì vệ sinh, dọn dẹp là hoàn thiện việc dán gạch.

Dán gạch lên nền nhà cũ là biện pháp thi công tiết kiệm và tiện lợi. Hy vọng những chia sẻ của Saveto Việt Nam sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để áp dụng cho công trình của mình đạt hiệu quả cao.

 

.
.
.
.
Scroll to Top